Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu đầu tiên và là biểu hiện quan trọng của sa sút trí tuệ. Việc phát hiện và điều trị các vấn đề về trí nhớ ngay từ những dấu hiệu đầu tiên giúp phòng tránh các hậu quả nghiêm trọng như teo não, lú lẫn, mất trí nhớ, thậm chí là tử vong… Vậy bệnh suy giảm trí nhớ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Ảnh minh họa: Bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng phổ biến ở giới trẻ
1, Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ. Bệnh diễn tiến âm thầm cho đến khi xuất hiện những biến chứng nặng nề như không nhận ra người thân trong nhà, vụng về, hay đi lạc, mất khả năng sinh hoạt hằng ngày và đặc biệt khiến người bệnh không thể làm chủ được cuộc sống.
2, Triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ?
Khi thấy xuất hiện những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ dưới đây, chúng ta nên đến các trung tâm Y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời:
- Quên những đồ vật đã từng sử dụng rất thường xuyên và nhiều lần.
- Quên tên người quen, quên lịch làm việc và những công việc cần làm
- Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận những thông tin mới.
- Thường xuyên lặp lại một câu hay một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện.
- Gặp khó khăn trong việc chọn và giữ tiền.
- Tính toán sai và phản ứng chậm
- Khó khăn trong việc giữ nếp sinh hoạt hàng ngày.
3, Bệnh suy giảm trí nhớ do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ, cụ thể là:
- Tuổi tác
- Di chứng do chấn thương sọ não
- Mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên
- Cuộc sống căng thẳng, nhiều stress
- Mắc các bệnh tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não, u não, các bệnh thoái hóa thần kinh…
- Ăn uống không đủ chất, ăn nhiều các chất có hại cho não bộ.
- Lạm dụng rượu bia, các chất gây nghiện, kích thích.
4, Điều trị bệnh suy giảm trí nhớ
Theo các chuyên gia y tế, đa số các trường hợp suy giảm trí nhớ hoàn toàn có thể phát hiện và điều trị từ sớm. Tuy nhiên, điều trị suy giảm trí nhớ như thế nào? là câu hỏi thắc mắc của hầu hết mọi người. Suy giảm trí nhớ có biểu hiện đa dạng, có thể liên quan đến bệnh hoặc do tâm lý. Vì vậy, việc điều trị suy giảm trí nhớ bao gồm nhiều khía cạnh như điều trị nguyên nhân thực thể, loại bỏ yếu tố nguy cơ, điều chỉnh các vấn đề tâm lý… Những đối tượng ở nhóm suy giảm trí nhớ do bệnh lý thường đối mặt với các vấn đề như: tác dụng phụ của thuốc, trầm cảm, rối loạn chuyển hóa, thiếu dinh dưỡng. Với những bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ do bệnh lý thì cần được điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa với các loại thuốc có hỗ trợ thần kinh (almitrine, piracetam, naftidrofuril…), thuốc ức chế men acetylcholinesterase làm quá trình nhớ dễ dàng hơn (donepezil, rivastigmine, tacrine, galantamine…). Còn ở nhóm suy giảm trí nhớ do tâm lý, người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên do và nhanh chóng giải quyết tình trạng bệnh. Với trường hợp này, bệnh nhân có khả năng hồi phục trí nhớ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng nguyên nhân.
5, Phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả
Để phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ, chúng ta nên thực hiện những phương pháp dưới đây, không chỉ ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả mà còn giúp bộ não khỏe mạnh, minh mẫn kể cả khi về già:
- Một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ là hậu quả của việc ít vận động trí não, vì thế không nên trông chờ vào một thứ thuốc khôi phục trí nhớ mà phải biết vận động trí não một cách khoa học. Việc học tập tích cực, đặc biệt là học ngoại ngữ sẽ giúp đẩy lùi chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả nhất. Ở những người thường xuyên học tập, vùng não chức năng này phải hoạt động liên tục và làm việc thường xuyên hơn, nhờ đó, nó thúc đẩy các nơron thần kinh não không ngừng truyền dẫn thông tin, giúp khu vực não chức năng không bị “ì” do lười vận động. Đồng thời, hạn chế được những điều kiện xấu dẫn tới quá trình suy giảm trí nhớ.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng, giàu chất sắt và các nguyên tố vi lượng cần thiết như phospho, kẽm, vitamin nhóm B…
- Tránh căng thẳng, stress, thường xuyên thư giãn, nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ.
- Có nếp sống trật tự, ngăn nắp, phương pháp học tập, làm việc khoa học, có kế hoạch.
- Luyện tập thể dục thường xuyên. Đặc biệt tích cực các hoạt động xã hội để tinh thần được phục hồi và minh mẫn, lưu thông khí huyết tốt và làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ ở cơ thể.
- Ngủ đúng giờ, và đủ giấc giúp bộ não nhanh chóng được phục hồi và làm việc hiệu quả hơn.
- Thói quen hút thuốc cũng làm giảm khả năng nhận thức của chúng ta, bởi người không hút thuốc có khả năng tư duy sắc bén gấp hai lần so với người nghiện thuốc khi về già. Vì vậy, để phòng tránh bệnh suy giảm trí nhớ thì việc đầu tiên cần làm đó là từ bỏ những thói quen xấu có hại cho cơ thể.
Tóm lại, suy giảm trí nhớ là một căn bệnh nguy hiểm đang ngày càng phổ biến không chỉ ở người già mà còn xuất hiện rất nhiều ở giới trẻ. Vì vậy khi nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào về suy giảm trí nhớ, chúng ta hãy đến gặp bác sĩ ngay để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị bệnh suy giảm trí nhớ một cách hợp lý nhé!
Minh Tuyền đã bình luận
Chào bác sĩ! Tôi tên là Tuyền, năm nay 30 tuổi. Hiện tôi đang mang thai tháng thứ 6 nhưng trí nhớ rất kém, tôi có thể uống Lohha Trí Não để cải thiện tình trạng này không, vì tôi vẫn đang làm việc, chưa được nghỉ thai sản, nếu cứ để tình trạng bệnh kéo dài thì rất ảnh hưởng đến công việc. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi! Tôi chân thành cám ơn.
Hiển thị trả lời
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào Minh Tuyền,
Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm đặc biệt là 3 tháng đầu khi mang thai. Nếu không có bệnh cấp, nguy hiểm thì mình không nên dùng thuốc bạn nhé, dùng thuốc có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển bình thường của bé. Vì thế bạn chưa nên dùng Lohha trí não mà chỉ nên dùng lohha trí não để tăng cường khả năng ghi nhớ sau sinh. Bạn có thể gọi cho mình qua số 1800 1265 mình sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn nhé.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Hiển thị trả lời
Lan Anh đã bình luận
Chào bác sĩ!
Dạo này em rất hay quên, đãng trí, như vậy có phải là suy giảm trí nhớ không? Em đang mang thai em bé được 5 tháng có ảnh hưởng gì đến bé không ạ?
Em xin cám ơn!
Hiển thị trả lời
Chuyên gia tư vấn đã bình luận
Chào bạn,
Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm đặc biệt là 3 tháng đầu khi mang thai. Nếu không có bệnh cấp, nguy hiểm thì mình không nên dùng thuốc bạn nhé, dùng thuốc có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển bình thường của bé. Vì thế bạn chưa nên dùng Lohha trí não mà chỉ nên dùng lohha trí não để tăng cường khả năng ghi nhớ sau sinh. Bạn có thể gọi cho mình qua số 1800 1265 mình sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn nhé.
Thân ái!
Hiển thị trả lời