Nhiều người trẻ muốn tăng cường trí nhớ nhưng không hiểu rõ bản chất dẫn đến những việc làm sai lầm không những không cải thiện thêm mà còn làm tình trạng suy giảm trí nhớ càng trở nên trầm trọng. Dưới đây là một số sai lầm mọi người thường hay mắc phải
1. Cho rằng học càng nhiều thì nhớ càng lâu
Khả năng ghi nhớ có hạn nên chưa hẳn học nhiều sẽ nhớ lâu
Nhiều người luôn cảm thấy tự ti, thấy mình học không giỏi không thông minh bằng người khác nên thường có suy nghĩ học thật nhiều để nhớ lâu, học thật nhiều để giỏi và thông minh. Suy nghĩ này là một sai lầm vì khi đó bạn sẽ vùi đầu vào học tập và sách vở không có chút thời gian rảnh nào để giải trí điều này vô tình làm những kiến thức mới học được bay biến. Vì vậy học nhiều, học với cường độ cao không phải là một phương pháp đúng để cải thiện trí nhớ. Nhiều khi nó còn phản tác dụng làm chứng suy giảm trí nhớ của bạn trầm trọng hơn. Tất cả các cơ quan của cơ thể đều cần được nghỉ ngơi, trong đó có cả bộ não, nếu bắt bộ não hoạt động quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quá tải gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần cho não bộ thư giãn, nghỉ ngơi bằng cách đi dạo, tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc. Như vậy khiến não bộ thoải mái hơn, việc tiếp thu hiệu quả hơn.
>>Xem thêm: Cách tăng cường trí nhớ đơn giản
2. Học thuộc lòng sẽ nhớ lâu
Học thuộc lòng, học vẹt không hề tăng cường trí nhớ
Mọi người thường nghĩ học thuộc lòng sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ, giúp nhớ lâu nên các thầy cô và cha mẹ thường hay tạo cho trẻ một thói quen đó là học thuộc lòng nhưng mọi người có chắc chắn đây là phương pháp tối ưu? Việc học thuộc lòng các kiến thức sách vở một cách máy móc sẽ làm bạn tự tin hơn khi vào phòng thi tuy nhiên bài làm của bạn có giống y hệt những gì bạn học thuộc lòng cũng không bao giờ được điểm tối đa và sau một kỳ thi có thể các kiến thức này sẽ nhanh chóng bay mất. Tuy nhiên việc học tập không phải chỉ để thi mà nó còn cần nhiều hơn thế. Việc học tập không đơn giản chỉ là học thuộc lòng mà cần có sự thông minh, sáng tạo, hiểu biết để áp dụng các kiến thức hiệu quả, đồng thời với phương pháp này bạn sẽ nhớ được lâu hơn. Như vậy học thuộc lòng, học vẹt khiến não bộ của chúng ta thụ động, lười suy nghĩ vậy nên hãy tìm một phương pháp học để nhớ nhanh và nhớ lâu, hãy sử dụng khối óc của mình một cách hiệu quả nhất để trí nhớ được mài giũa và không phai nhạt theo thời gian.
3. Học càng khuya càng nhớ nhanh
Học khuya có tốt như bạn nghĩ?
Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng việc ra sức học, học thâu đêm khi các kỳ thi đến gần sẽ mang lại hiệu quả cao. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành cho họ thói quen học khuya. Tuy nhiên họ không hề biết rằng trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng là thời gian các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, chế tạo ra các chất tái sinh, nâng cao hệ miễn dịch. Nếu cơ thể không được ngủ đủ giấc, đủ giờ, đồng hồ sinh học bị đảo lộn cơ thể sẽ mất dần tính đề kháng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và trí não. Lâu dần khiến suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Vì vậy học khuya chưa hẳn là tốt, nó khiến bạn khó tập trung vào bài học ngày hôm sau vì cơ thể chưa kịp lấy đủ lại năng lượng đã mất trong ngày làm việc hôm trước. Bạn sẽ cảm thấy uể oải, lơ mơ, buồn ngủ, không thể tiếp thu bài giảng.
>>Xem thêm: Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
Có rất nhiều phương pháp để tăng cường trí nhớ tuy nhiên các bạn nên tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn phương pháp tối ưu cho mình, tránh tình trạng mắc những sai lầm không đáng có dẫn đến không hiệu quả và làm trí nhớ ngày càng sa sút.
Kết nối qua Zalo: +841289894105 để được tư vấn