Trí nhớ kém là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng xấu, đặc biệt đó là căn bệnh teo não, alzheimer, sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm sau này.
Những dấu hiệu của người trí nhớ kém
Một số dấu hiệu cụ thể theo các trường hợp mắc bệnh trí nhớ kém là:
Trí nhớ kém lành tính:
Trí nhớ kém đi kèm do tuổi tác gây ra, chủ yếu suy giảm về trí nhớ công việc, do các thay đổi của thùy trán trước. Nó bao gồm sự đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài. Bỗng dưng quên việc định làm từ trước, quên tên người quen, hay lặp lại câu hỏi hay trong những lần nói chuyện, quên cách nấu món ăn, quên để đồ ở đâu… đó là những biểu hiện thường gặp ở những người mắc bệnh trí nhớ kém lành tính. Thật là rất khó chịu khi trí nhớ trở nên kém chính xác và chậm chạp, nhưng điều đó không phải là biểu hiện của trí nhớ kém bệnh lý nguy hiểm, và cũng không phải là không thể điều trị. Mặc dù trí nhớ thường giảm khi lớn tuổi, nhưng một số người 70-80 tuổi vẫn có trí nhớ công việc tốt hơn nhiều người 20-30 tuổi.
Xem thêm: Trí nhớ kém là gì?
Trí nhớ kém bệnh lý:
Một số bệnh lý làm tổn thương não và gây giảm trí nhớ phổ biến như đột quỵ não, tai biến mạch máu não, viêm não hoặc di chứng của vụ tai nạn làm chấn thương sọ não. Ngoài ra các bệnh lý như bệnh gan, bệnh suy tuyến giáp… cũng có thể làm trí nhớ kém. Đặc biệt với những bệnh nhân mắc bệnh teo não, sa sút trí tuệ, Alzheimer thì dấu hiệu trí nhớ kém càng biểu hiện rõ rệt và báo động hơn:
- Quên nhiều hơn những điều mà trước đây vẫn thường quên
- Hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi.
- Khó khăn trong việc tìm từ hoặc dùng sai từ để diễn tả
- Không thể hoàn thành tốt những công việc quen thuộc hàng ngày
- Không nhớ đặt đồ ở đâu, cho rằng đã bị lấy mất
- Lạc đường ở những nơi quen thuộc
- Trở nên thay đổi cảm xúc hoặc hành vi mà không có lý do rõ ràng
Làm gì để phát hiện trí nhớ kém?
Khi có những biểu hiện hay quên, đãng trí thì cách tốt nhất để phát hiện ra tình trạng suy giảm trí nhớ nặng hay mức độ nguy hiểm của bệnh là đến các trung tâm y tế nhằm kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.
Việc trao đổi những thông tin với bác sĩ về thời gian và thời điểm trí nhớ kém, công việc, yếu tố tinh thần, chế độ dinh dưỡng, diễn tiến của căn bệnh… có thể giúp bác sĩ định hướng loại giảm trí nhớ và nguyên nhân. Các bài đánh giá chuyên biệt về trí nhớ như kể tên đồ vật, lập lại danh sách từ ngữ, vẽ đồng hồ, làm toán,… được thực hiện bởi các chuyên viên tâm lý sẽ giúp phân loại trí nhớ kém lành tính hay bệnh lý. Việc khám tổng quát và khám thần kinh cũng có thể phát hiện các bệnh lý ảnh hưởng đến trí nhớ như suy giáp, bệnh gan, bệnh lý thoái hóa thần kinh (như bệnh Parkinson), u não, tụ máu não, tai biến mạch máu não, trầm cảm…Và cuối cùng, các xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng cần thiết như xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ MRI… sẽ được chỉ định để giúp tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh.
Đọc tiếp: Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi
Điều trị trí nhớ kém như thế nào?
Điều trị trí nhớ kém tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Đôi khi rất đơn giản, chỉ cần loại bỏ nguyên nhân thì trí nhớ sẽ từ từ hồi phục.
Ngoài điều trị trí nhớ kém bằng các sản phẩm bổ não thì chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa bệnh tái phát và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ tốt hơn. Thường xuyên hoạt động ghi nhớ, vận động não bộ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì trí não minh mẫn. Sống có trật tự và sắp xếp công việc rõ ràng, hạn chế stress; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và giữ tinh thần thoải mãi, vui vẻ. Đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để não bộ hoạt động bình thường và ngăn chặn dấu hiệu của trí nhớ kém cũng như những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh gây ra.
Tóm lại, trí nhớ kém sẽ biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy coi trọng sức khỏe của mình, nhất là não bộ, vì não bộ chính là bộ phận quan trọng nhất của con người, nhưng cũng là bộ phận dễ bị suy thoái sớm và cũng rất phức tạp trong công tác kiểm tra và điều trị.
Thưa bác sĩ, con năm nay học lớp 10, do đang còn đi học nên con thường bị áp lực học tập, cách đây không lâu con bị té và đầu bị đập vào một vật cứng, sau đó con ngất đi , khi tỉnh dậy đầu con đau nhức, một thời gian sau con thấy trí nhớ của mình bị suy giảm, con học xong bài rồi nhưng sau đó khi hỏi lại con không thể nào nhớ rõ hết được. Con có thể sử dụng Lohha trí não không?
Hiển thị trả lời
Chào em.
Qua những chia sẻ của em, chị hướng nhiều đến em có những biểu hiện do di chứng để lại sau chấn thương . Sau chấn thương thì tế bào não bị tổn thương làm tế bào não giảm đi các chức năng và thì tùy vào mức độ tổn thương, đáp ứng của người bệnh và chế độ chăm sóc phục hồi sau chấn thương mà để lại các di chứng khác nhau như: suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, yếu nửa người…Trong trường hợp này em hoàn toàn có thể cho bác sử dụng Lohha trí não để giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào não bị tổn thương từ đó cải thiện một phần các chức năng não bộ giúp cải thiện trí nhớ cho mình em nhé. Thông thường sau từ 3-4 tuần sử dụng em sẽ thấy có đáp ứng tốt rồi nhé. Sản phẩm có thành phần từ các thảo dược như: Thông đất, lá Dâu, … nên không gây ra tác dụng phụ gì đâu em nha. Hiện Lohha trí não có bán rộng rãi tại các nhà thuốc, bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc gần nhà theo link sau: http://teonao.vn/huong-dan-mua-hang/. Để được tư vấn cụ thể em vui lòng gọi lên tổng đài 1800.1265 (miễn phí cước) trong giờ hành chính nhé.
Chúc em sức khỏe!
Hiển thị trả lời
Tôi năm nay 32 tuổi. Dạo này trí nhớ giảm đột ngột . Tôi có thể quên ngay những việc vừa làm trong ngày. Cảm giác lúc nào đầu óc cũng không tập trung và phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần nhưng cũng quên ngay. Xin hỏi tôi có sử dụng được sản phẩm Lohha Trí Não không?
Hiển thị trả lời
Chào chị Thoa.
Sau tuổi 25, các tế bào não bắt đầu quá trình thoái hóa. Đồng thời, nếu gặp các yếu tố như căng thẳng,stress, mất ngủ… sẽ làm thúc đẩy làm quá trình thoái hóa tế bào não bộ diễn ra nhanh hơn, làm suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung tiếp nhận thông tin mới chị nhé. Trong trường hợp này, chị hoàn toàn có thể dùng Lohha Trí Não để giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh và trao đổi thông tin giữa các tế bào não bộ, giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung và tư duy của chị nhé. Để được tư vấn kỹ hơn, chị vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001265 để được chuyên gia giải đáp.
Cảm ơn chị. Chúc chị và gia đình sức khỏe!
Hiển thị trả lời
Tôi tên là Tiến năm nay 25 tuổi, tôi có vấn đề muốn hỏi bác sĩ là hiện tại thì trí nhớ của tôi rất kém , thường hay quên. Tôi ngủ ít, hay thức khuya, công việc có căng thẳng. Xin hỏi tôi có sử dụng được sản phẩm Lohha Trí Não không?
Hiển thị trả lời
Chào anh Tiến.
Sau tuổi 25, các tế bào não bắt đầu quá trình thoái hóa. Đồng thời, các yếu tố như căng thẳng,stress, mất ngủ… sẽ làm thúc đẩy làm quá trình thoái hóa tế bào não bộ diễn ra nhanh hơn, làm suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung tiếp nhận thông tin mới anh nhé. Trong trường hợp này, anh hoàn toàn có thể dùng Lohha Trí Não để giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh và trao đổi thông tin giữa các tế bào não bộ, giúp cải thiện khả năng ghi nhớ, tập trung và tư duy của anh nhé. Để được tư vấn kỹ hơn, anh vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001265 trong giờ hành chính để được chuyên gia giải đáp.
Cảm ơn anh. Chúc anh và gia đình sức khỏe!
Hiển thị trả lời