Với vòng quay của cuộc sống hiện đại, sa sút trí tuệ không còn là căn bệnh của riêng người già mà hiện nay rất nhiều người trẻ cũng mắc phải căn bệnh này. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và triệu chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bà viết dưới đây nhé.
Sa sút trí tuệ không còn hiếm gặp ở người trẻ
Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ là căn bệnh làm mất đi khả năng tinh thần, suy nghĩ, ghi nhớ và lý luận của con người. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đều không phát hiện ra ngay vì những dấu hiệu sớm của căn bệnh này thường là các vấn đề liên quan đến trí nhớ với những biểu hiện thường không rõ ràng, các triệu chứng sẽ phát triển dần dần trong khoảng vài năm.
Nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ ở người trẻ
- Nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ ở người trẻ đến từ nhiều nguồn khác nhau nó có thế được gây ra bởi các bệnh khác như nhiễm trùng, rối loạn các miễn dịch, các bất thường nội tiết, các bệnh lý tim phổi, thiếu oxy, thiếu dinh dưỡng… hoặc là kết quả của một bệnh liên quan đến chứng mất trí nhớ
- Sa sút trí tuệ có thể do căng thẳng, mệt mỏi, áp lực công việc, cuộc sống khiến các tế bào thần kinh bị thoái hóa gây ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, suy nghĩ, lý luận, thậm chí là teo não
- Uống rượu và sử dụng chất kích thích quá nhiều cũng là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, nó ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh dễ gây sa sút trí tuệ
- Sa sút trí tuệ cũng có thể được gây ra do một phản ứng với thuốc hoặc nhiễm trùng đảo ngược với điều trị
Các biểu hiện sa sút trí tuệ ở người trẻ
Gặp các vấn đề về trí nhớ
Bình thường khi bị sa sút trí tuệ thì trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Ban đầu nó sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, người bệnh sẽ quên mất công việc phải làm, đồ vật để ở đâu sẽ không nhớ. Sa sút trí tuệ nặng hơn sẽ khiến người bệnh quên hết các sự kiện gần đây khiến họ chỉ sống trong quá khứ. Trầm trọng hơn người bệnh có thể quên luôn các sự kiện xa hơn
Biểu hiện thường gặp khi bị sa sút trí tuệ là gặp các vấn đề về trí nhớ
Có các thay đổi về tâm trạng hoặc hành vi
Sa sút trí tuệ khiến người trẻ thay đổi tính cách, họ bỗng trở lên cáu kỉnh, khó tính hơn. Họ có thể mất kiềm chế, nói những câu vô nghĩa, cười một cách vô duyên, làm những việc chống đối, không phù hợp.
Một số trường hợp sa sút trí tuệ dẫn đến hành vi tình dục không đúng đắn, người bệnh không kiềm chế được ham muốn và có thể gây rủi ro cho họ cùng những người xung quanh. Khi mắc bệnh người bệnh không còn quan tâm đến việc chăm sóc bản thân và sự thay đổi của thế giới bên ngoài.
Gặp các vấn đề với lời nói và ngôn ngữ
Khi mắc bệnh, người bệnh có thể quên và dùng sai từ kể cả các từ đơn giản mà không biết, lời nói chậm chạp, lặp đi lặp lai, khó hiểu.
Gặp khó khăn trong việc tiếp thu thông tin, ý tưởng, kỹ năng mới
Người mắc bệnh sa sút trí tuệ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi học hỏi những điều mới, họ cần phải lặp đi lặp lại thường xuyên thì mới có thể nhớ được.
Ngoài ra một số bệnh nhân bị sa sút trí tuệ hay mắc phải chứng hoang tưởng, ám ảnh hành vi, bịa đặt các câu chuyện không bao giờ xảy ra, giấc ngủ rối loạn, trầm cảm, chán ăn, sút cân …
Nếu sa sút trí tuệ trầm trọng có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng khó nuốt , đi lại khó khăn, mất trí nhớ ngắn hạn thậm trí mất luôn trí nhớ dài hạn. Đôi khi người bị sa sút trí tuệ không ý thức được họ đang có các triệu chứng này, nhất là các triệu chứng có ảnh hưởng tới hành vi.
Khó khăn khi làm những nhiệm vụ đơn giản
Người mắc bệnh khó có thể làm được những công việc đơn giản hàng ngày như đánh răng, thay quần áo…hoặc có thể đang bắt đầu một làm một việc gì đó nhưng lơ đãng rồi quên những gì đang làm
Thường có biểu hiện bối rối
Người bệnh hay trở lên bối rối khi hoạt động trong một môi trường mới hoặc tiếp xúc với những con người mới. Họ có thể không định vị được thời gian và không gian, không biết đang là buổi chiều hay buổi sáng…
Làm gì để hạn chế mắc sa sút trí tuệ ở người trẻ
Ở người trẻ sa sút trí tuệ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày,vậy cần làm gì để hạn chế mắc sa sút trí tuệ sớm:
- Thay đổi môi trường sống, hạn chế sự ồn ào, lộn xộn để có thể tập trung hơn
- Sống vui vẻ, tích cực, hạn chế các căng thẳng mệt mỏi
- Không sử dụng rượu và các chất kích thích
- Đảm bảo tinh thần thoải mái và luôn ngủ đủ giấc
- Học cách kiên nhẫn với chính mình
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe
Kết nối qua Zalo: +841289894105 để được tư vấn